Hai anh Hà Tĩnh dắt nhau vào lò?

Ảnh Trương Huy San (trái) - Ls Trần Đình Triển (phải)
 
 
Vậy là tin đồn về việc hai ông Trần Đình Triển và Trương Huy San bị bắt, đã được báo chí xác nhận.
 
Trước đó, tối thứ 7(01/6), MXH đưa tin bởi những người sống gần nhà Huy Đức, nhìn thấy một số công an thường phục, sắc phục bao vây là khám xét nhà. Sau đó, trang Facebook Lê Nguyễn Hương Trà đưa tin đầu tiên “Đang khám xét nhà, bắt khẩn cấp nhà báo Huy Đức”.
 
Theo báo Tuổi trẻ đưa tin lúc đêm muộn ngày 7/6: “Cơ quan an ninh xác định hành vi của ông Trương Huy San và Trần Đình Triển đã phạm vào tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo quy định tại khoản 2, điều 331 Bộ luật Hình sự”.
Luật sư-Tiến sĩ Trần Đình Triển quê huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), là một đảng viên, trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
 
Còn Huy Đức, tên thật là Trương Huy San (còn có biệt danh là Osin Huy Đức), quê huyện Thạnh Hà (Hà Tĩnh).
 
Việc nhà báo Huy Đức bị bắt đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều. Người ca ngợi cũng nhiều mà người chê cũng không ít.
 
Một số người cho rằng: Huy đức bị bắt vì đăng bài “Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi”, và bài "Những suy nghĩ không rời rạc”, như những giọt nước làm tràn ly. Trong bài viết, có đoạn “Tuy cảm phục mức độ liêm chính, về mặt vật chất, của ông Nguyễn Phú Trọng, dân chúng vẫn chưa thấy các dấu hiệu chứng tỏ sẽ có “đổi mới II” trong nhiệm kỳ cuối của ông. Nếu cho đến ngày nghỉ hưu, ông không đưa ra được một lộ trình chính trị để đất nước dân chủ hơn, sự sạch sẽ của ông sẽ là vô nghĩa”.
 
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc bắt Huy Đức đã nằm trong danh sách từ cả tháng nay, trong đó Huy Đức đứng đầu sổ.
 
Huy Đức từng được học bổng của đại học nổi tiếng Havard, và là người chửi cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng biệt danh Ba X mạnh nhất, và được cho là người của phe Tư sâu, là kẻ “Đi hàng hai”.v.v.. Ông cũng được đặt biệt hiệu là “Chuông nguyện hồn ai”, vì khi Huy Đức nhắc đến ai là y như rằng người ấy sau đó sẽ vào tù.
 
Còn nhớ vụ Trịnh Xuân Thanh (TXT). Sau loạt bài TXT: Con dê tế thần của NBG gây bão trên MXH, một thời gian sau bỗng nhiên Huy Đức viết rằng, sao TXT về nước rồi mà báo chí im re? Tại cuộc họp báo sau đó, một số báo chí hỏi tướng Tô Lâm (TL) rằng, đề nghị ông xác minh nguồn tin TXT về nước có hay không? Tướng TL trả lời rằng, cho đến lúc này tôi chưa có thông tin ấy. Nhưng bỗng nhiên, đồng loạt các báo đưa tin rằng, TXT đã về nước đầu thú.
 
Huy Đức từng công kích trực diện Bí thư Thành Hồ Đinh La Thăng. Và cuối cùng, thì ông Đinh La Thăng đã bị bắt.
 
Còn Ls Trần Đình Triển vì sao bị bắt thì chưa rõ lý do. Có người cho rằng những người có tài thường có tật, và là mối đe dọa cho ai đó, nên cần có biện pháp mạnh để ngăn ngừa .
 
Huy Đức cũng được đánh giá là nhà phản biện chính trị xuất sắc nhất tại VN hiện nay. Ông từng nổi tiếng với tác phẩm Bên Thắng Cuộc, gồm hai tập: Giải Phóng và Quyền Bính, tiết lộ nhiều chuyện thâm cung bí sử trong triều đình nhà sản, mà trước đó được cho là vùng đất cấm.
 
Để viết tác phẩm này, Huy Đức từng phỏng vấn hầu hết các vị lãnh đạo chóp bu trong đảng và nhà nước, kể cả ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Henry Kissinger. Chỉ duy nhất một người Huy Đức chưa được phỏng vấn, là TBT Lê Duẩn. Để bù lại, Huy Đức đã phỏng vấn bà vợ bé của Lê Duẩn là bà Bảy Vân (Nguyễn Thùy Nga).
 
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái của báo Người Việt (bên Mỹ) kể rằng: Khi tờ báo này xuất bản tác phẩm Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Mỹ. Họ ùn ùn kéo đến tòa soạn để biểu tình và chất vấn rằng, tại sao báo Người Việt lại cho xuất bản quyển Bên Thắng Cuộc của một tên Việt cộng để ca ngợi chiến thắng của CS?
 
Nhưng khi được hỏi rằng, bà con đã đọc tác phẩm này chưa? Thì hầu hết đều nói rằng chưa đọc, nhưng nghe cái tên biết là ca ngợi CS, là …ghét.
 
Khi tác phẩm Bên Thắng Cuộc được xuất bản bên Mỹ, và tràn về VN theo “đường tiểu ngạch”, người đọc rất phấn khích vì nhờ có nó mà nhiều người được “sáng mắt sáng lòng”. Và nhiều ý kiến lúc đó cho rằng, nếu Huy Đức về nước thế nào cũng bị bắt. Nhưng Huy Đức sau đó về nước và vẫn bình an cho đến nay mới bị sơ gáy.
 
Ấy mới là:
 
“Đi khắp đèo cao khắp núi cao
Ngờ đâu đưởng phẳng lại lao đao
Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao”.
 
tn: 8/6